Theo như quy định của Luật lao động người lao động sẽ bị giới hạn về thời gian làm thêm nhằm đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng như giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định người lao động được bố trí làm thêm vượt mức quy định.
Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
⏰ Để đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ nếu được người lao động đồng ý. Tuy nhiên, có một số trường hợp doanh nghiệp được phép bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định.
Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 107, Bộ Luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 61, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 7 trường hợp doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm trong 07 trường hợp sau:
🔹 Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
🔹 Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
🔹 Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
🔹 Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, do sự cố,...;
🔹 Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt.
🔹 Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
🔹 Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Như vậy trong bài viết trên đây blog phanmemebh đã gửi đến bạn đọc những trường hợp mà người lao động được làm thêm giờ vượt mức quy định. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích đối với bạn.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội điện tử eBH
0 Nhận xét